Tổng hợp

Cách phòng bệnh Gumboro ở gà với tỷ lệ chết cao

Bệnh Gumboro (IBD: Infectious Bursal Disease) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây suy giảm hệ miễn dịch của gà, thường xảy ra ở gà từ 1-12 tuần tuổi, đặc biệt là gà từ 3-6 tuần tuổi. Bệnh có tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, có thể lên đến 100%. Nguyên nhân gây bệnh là virus thuộc họ Birnaviridae, nhóm ARN virus. 

Virus này tấn công túi Fabricius, gây viêm, sưng to và sau đó làm túi này teo lại, không còn khả năng sản sinh kháng thể. Do đó, gà dễ bị mắc phải các bệnh khác, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Hãy cùng dagathomo tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chữa bệnh Gumboro trên gà qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây bệnh Gumboro ở gà

Bệnh Gumboro do virus thuộc họ Birnaviridae gây ra. Virus này có sức đề kháng cao với hầu hết các chất sát trùng và điều kiện môi trường. Trong các trại bị nhiễm, virus có thể tồn tại vài tháng, trong nước, thức ăn gia súc và phân có thể tồn tại được lâu.

Các con đường lây truyền bệnh khá đa dạng, bao gồm

  • Lây trực tiếp: Từ gà mắc bệnh sang gà khỏe thông qua tiếp xúc.
  • Lây gián tiếp: Gà con bị bệnh thông qua gà mẹ từ trong trứng. Bệnh cũng lây qua không khí, thức ăn, nước uống và các dụng cụ chăn nuôi hoặc vacxin được chế từ phôi gà đã bị nhiễm virus.

>> Xem trực tiếp đá gà Thomo hôm nay tại https://dagathomo.bid/

Triệu chứng gà nhiễm Gumboro

Bệnh Gumboro tiến triển nhanh, chỉ sau khi bị nhiễm virus 2-3 ngày, gà đã xuất hiện các biểu hiện như:

  • Gà tụ lại một chỗ, có biểu hiện bay nhảy lung tung hoặc cắn mổ vào hậu môn lẫn nhau.
  • Gà giảm ăn uống, xù lông, ủ rũ, đầu gục xuống.
  • Gà bị tiêu chảy phân loãng trắng và nâu. Phân sẽ dính vào xung quanh hậu môn gà.
  • Trọng lượng giảm nhanh, gà đi lại run rẩy.
  • Tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh, chỉ trong vòng 2-5 ngày cả đàn đã bị nhiễm bệnh.
  • Tỷ lệ chết từ 10-30% (nếu ghép các bệnh khác có thể chết tới 50-60%).

Bệnh tích trên gà

Khi mổ khám gà bị bệnh Gumboro

  • Những gà mới bị bệnh những ngày đầu sẽ thấy túi Fabricius sưng to và có nhiều dịch nhầy trắng.
  • Mổ khám gà bị bệnh ở ngày thứ hai, thứ ba sẽ thấy túi Fabricius sưng đỏ, xuất huyết lấm tấm, thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy bên trong.
  • Gà chết ở ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 thì cơ đùi và ngực bầm bầm từng vệt, xác gà nhợt nhạt.

Phác đồ điều trị bệnh Gumboro

Bệnh Gumboro do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, có thể tiến hành các biện pháp sau để giảm tỷ lệ chết xuống mức thấp nhất:

    1. Cách ly ngay gà bị bệnh ra khỏi đàn.
    2. Phun thuốc khử trùng tiêu độc trong chuồng nuôi và xung quanh chuồng.
    3. Không sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh.
    4. Tiêm kháng thể Gumboro cho cả đàn, 2 mũi cách nhau 3 ngày.
    5. Bổ sung thuốc bổ, hạ sốt, vitamin, điện giải để tăng cường sức đề kháng cho gà. Các sản phẩm có thể sử dụng
  • GUM
  • PARA C ORAL
  • MEBI-GLUCAN C
  • VITAMIN C 10%

Biện pháp phòng bệnh Gumboro trên đàn gà

Phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh Gumboro. Vaccine được tiêm cho gà theo lịch trình sau

  • Mũi đầu tiên khi gà được 5 ngày tuổi.
  • Nhắc lại mũi thứ hai lúc gà được 14 ngày tuổi.
  • Nhắc lại mũi thứ ba lúc gà được 23 ngày tuổi.

Vaccine có thể tiêm cho gà, nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc hòa nước cho gà uống. Để đạt hiệu quả cao nhất, cần chú ý đến sức khỏe đàn gà, chủng virus, nhà sản xuất, cách bảo quản và kỹ thuật làm vaccine.

Ngoài ra, cần thực hiện công tác sát trùng tiêu độc chuồng trại đúng quy trình kỹ thuật và bằng các thuốc sát trùng có thể tiêu diệt virus gây bệnh Gumboro. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại và vật dụng chăn nuôi.

Bệnh Gumboro ở gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi nếu không có các biện pháp phòng trị hiệu quả. Việc hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và các biện pháp phòng chống bệnh Gumboro sẽ giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro và thiệt hại. 

Tác giả: